Ngày 2.11,áxăngdầuhômnayTrongnướcvàthếgiớitráichiềxsmb thứ 6 giá dầu thô Brent tương lai giảm 39 cent, tương đương 0,5%, xuống mức 84,63 USD/thùng; giá dầu WTI của Mỹ giảm 58 cent, tương đương 0,72%, xuống mức 80,44 USD/thùng.
Đây là mức chốt phiên thấp nhất đối với dầu Brent kể từ ngày 6.10 và dầu WTI kể từ 28.8.
Dầu đã có một phiên giao dịch đầy biến động khi phần lớn thời gian của phiên ngày 1.11, cả 2 mặt hàng dầu chuẩn đều tăng hơn 2 USD/thùng do lo ngại xung đột lan rộng tại Trung Đông. Tuy nhiên, theo Reuters, quyết định giữ lãi suất ổn định ở mức cao và để ngỏ khả năng tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã hỗ trợ đồng bạc xanh tăng lên mức cao nhất trong một tháng so với rổ tiền tệ khác. Đồng USD tăng đã đẩy giá dầu nhanh chóng trượt dốc và đóng phiên giảm nhẹ.
Ngoài ra, theo các nhà phân tích, giá dầu cũng đang chịu áp lực bởi tồn kho dầu thô và xăng của Mỹ trong tuần trước tăng.
Trong một diễn biến khác, một cuộc khảo sát cho thấy tại Trung Quốc - quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới - hoạt động của nhà máy bất ngờ giảm trong tháng 10. Nhà phân tích thị trường cấp cao Edward Moya tại Oanda nhận xét, thị trường dầu mỏ sẽ "ổn định" nếu không có các biến động về nhu cầu xấu đi hoặc xung đột tại Trung Đông lan động. Một số nhận xét khác nói giá dầu có thể gặp khó khăn trong việc duy trì mức cao mà không có sự hỗ trợ từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) cho đến năm 2024. Cuộc họp của OPEC trong tháng này được đánh giá cực kỳ quan trọng.
Trong nước, chiều 1.11, liên Bộ Công thương - Tài chính cho điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu trong nước mới. Theo đó, giá xăng thay đổi tăng, mức tăng cao nhất là 416 đồng/lít; ngược lại, giá dầu giảm trong khoảng 373 - 549 đồng/lít/kg.
Tại kỳ điều hành này, liên Bộ quyết định không thực hiện việc trích và chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với tất cả các mặt hàng xăng dầu.
Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, giá xăng đã trải qua 31 lần điều chỉnh, trong đó có 19 lần tăng, 9 lần giảm và 3 lần giữ nguyên.