Ông Tony Fernandes hiện đảm nhận vai trò CEO Capital A - công ty mẹ của AirAsia - chia sẻ với VnExpresskết quả kinh doanh từng quý; chiến lược với thị trường ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng...
- Ông có thể chia sẻ doanh thu,ệtNamlàthịtrườngquantrọngcủaAirAsiaởĐôngNamÁem là nhà lợi nhuận của AirAsia trong 9 tháng qua?
- Lần gần nhất - hôm 29/8, chúng tôi báo cáo kết quả kinh doanh. Trong quý II/2023, hoạt động cốt lõi giúp Capital A tạo ra dòng tiền trị giá một tỷ ringgit Malaysia (210 triệu USD). Cả bốn mảng (hàng không, dịch vụ hàng không, hậu cần, logistics) đều "phi mã": Ebitda (lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao) đạt 462 triệu ringgit (9.702 USD), tăng 325% so với cùng kỳ năm ngoái; doanh thu tăng lên 3,2 tỷ ringgit (672 triệu USD), tăng trưởng 115% so với 2022.
Du lịch quốc tế khởi sắc thúc đẩy doanh thu mảng hàng không lên 2,9 tỷ ringgit (609 triệu USD), Ebitda đạt 405 triệu ringgit (8.505 USD). Cũng trong quý II, AirAsia phục hồi 77% lượng khách và 74% công suất vận chuyển so với quý II/2019. Giá vé trung bình 205 ringgit (43,2 USD), giảm nhẹ 4% so với cùng kỳ (do tăng công suất bay), nhưng vẫn cao hơn 15% so với quý II/2019.
Đến nay, chúng tôi đã đưa thành công 175 máy bay ra khỏi kho, dự kiến 180 chiếc trở lại hoạt động cuối quý III. Mục tiêu AirAsia là đưa tổng cộng 200 phi cơ tái vận hành cuối năm nay. Tôi cũng dự đoán lượng khách đạt đỉnh trong quý IV, đồng thời phấn khích khi doanh thu phụ trợ trên mỗi hành khách đi lên, dự kiến đạt 358 triệu USD nửa cuối năm, tăng 27% so với trước Covid-19.
AirAsia đã tăng quyền kiểm soát AirAsia Philippines lên 100%. Sau 21 năm, chúng tôi quy tụ được bốn hãng hàng không chặng ngắn trực thuộc AAV gồm: AirAsia Malaysia, Thai AirAsia, Indonesia và Philippines. Việc hợp nhất này góp phần giảm chi phí bảo trì máy bay, sân bãi, lương nhân viên... Với kết quả trên, các nhà phân tích lẫn nhà đầu tư sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về khả năng tài chính của chúng tôi..
Hồi tháng 6, tôi và các cộng sự đón tin vui: được Skytrax vinh danh là "Hãng hàng không giá rẻ tốt nhất thế giới", vượt qua 325 hãng khác, đánh dấu 14 năm liên tiếp đoạt giải này.
- Yếu tố nào giúp AirAsia 14 năm liên tiếp được Skytrax vinh danh?
- Thật ấm lòng khi giành danh hiệu lớn trong 14 năm liên tiếp, sau loạt thách thức các hãng hàng không toàn cầu phải đối mặt trong vài năm đại dịch, nhất là khi không có sự trợ giúp của chính phủ.
Nhờ cống hiến không ngừng nghỉ của tập thể và khả năng lãnh đạo, minh bạch mọi hoạt động, AirAsia đã vượt mọi biến động suốt hai thập niên qua như: khủng bố 9/11, đại dịch SARS, sự cố thời tiết, khủng hoảng tài chính, Covid-19... Trong khó khăn, chúng tôi chủ trương xây dựng văn hóa nhóm mạnh mẽ, hữu hình, thúc đẩy nhau tiến về phía trước. Đặc biệt, "mang lại giá trị, lựa chọn tốt nhất cùng dịch vụ khách hàng tuyệt vời" là chìa khóa thành công của chúng tôi.
Điển hình, thời Covid-19, chúng tôi không đứng yên một chỗ, mà vận dùng thời gian ngừng bay để xem xét mọi khía cạnh hoạt động, đẩy nhanh chiến lược chuyển đổi số nhằm trở lại mạnh mẽ hơn. Trong "nguy" luôn có "cơ", chúng luôn biến mọi khủng hoảng thành cơ hội. Những năm qua, tôi chủ trương xây dựng nền tảng vững chắc để cạnh tranh tại các thị trường cốt lõi, nhất là ASEAN - nơi AirAsia mạnh nhất.
Chúng tôi phục hồi nhanh hơn đối thủ vì đúng phân khúc, thị trường (chi phí thấp, tập trung vào ASEAN đang khởi sắc), cung cấp giá vé tốt nhất trong danh mục đường bay ngắn, trung bình.
Năm 2022, tôi quyết định cải tổ công ty, đổi tên thành Capital A, nhưng mảng bay vẫn giữ AirAsia. Bên cạnh đó vận hành thêm siêu ứng dụng có thể đặt vé, book khách sạn, taxi, đồ ăn và cung cấp nhiều dịch vụ fintech khác.
- Chiến lược kinh doanh của AirAsia trong thời gian tới?
- Con người là trung tâm mọi hoạt động và AirAsia luôn đặt nhân viên lẫn hành khách lên hàng đầu, bất kể văn hóa, tôn giáo, giới tính nào. Như tôi đã nói ở trên, hàng không vẫn tấn công vào ASEAN. AirAsia Campuchia - thị trường thứ 5 của chúng tôi ở khu vực này - sẽ cất cánh tháng 11.
Đặc biệt, Việt Nam vẫn là thị trường quan trọng. Hiện tập đoàn khai thác 314 chuyến bay hàng tuần đến và đi từ Việt Nam, gồm 6 đường bay đến Thái Lan, 7 đường bay đến Malaysia, đảm bảo nhu cầu đi lại.
Chúng tôi cũng đặt mục tiêu khai thác các chặng bay chưa được hãng hàng không nào khai thác, phục vụ khách mới, đồng thời nỗ lực cung cấp giá vé tốt nhất và nhất quán, bất kể biến động ra sao. Chúng tôi sẽ duy trì phục vụ chuyến bay đến rồi quay đầu trong 25 phút và triển khai loạt chương trình giảm giá, 0 đồng.
Chính sách bảo hiểm không chậm trễ ra mắt gần đây là một trong nhiều chính sách ưu việt dành cho khách và sẽ liên tục cải tiến. Chúng tôi còn giới thiệu hệ thống nhận dạng khuôn mặt sinh trắc học nhằm đảm bảo trải nghiệm du lịch liền mạch, không tiếp xúc. Với dịch vụ FastPass, bạn có thể mang hành lý xách tay tới 14 kg và vào làn ưu tiên nhập cảnh (áp dụng các chuyến bay quốc tế khởi hành, đến sân bay Klia2, Malaysia).
- Làm thế nào để AirAsia phục vụ chuyến bay đến rồi đi trong 25 phút mà không xảy ra sai sót và bù lỗ ra sao với mức khuyến mãi 0 đồng?
- Hiệu suất sử dụng máy bay cao, thời gian quay vòng nhanh 25 phút là điểm mấu chốt của mô hình chi phí thấp. Chúng tôi thể hiện năng lực này từ ngày đầu và luôn kiểm soát kỹ mọi khâu.
Cụ thể, AirAsia tập trung nâng cao hiệu quả xuyên suốt hoạt động - từ lập kế hoạch mạng lưới, lên lịch bay, đào tạo phi công, phục vụ ăn uống trên máy bay đến mặt đất hỗ trợ. Khi tập thể đồng lòng và từng khâu trơn tru, chuyến bay đảm bảo đến rồi đi trong 25 phút, không có sai sót nào.
Tương tự các hãng bay giá rẻ khác, chúng tôi thường xuyên đưa ra chương trình khuyến mãi nhằm kích cầu du lịch. Điển hình là mức 0 đồng hôm 16/10. Rõ ràng, không phải mọi chỗ ngồi trên mọi chuyến bay đều được bán với giá thấp nhất. Một khi loạt vé đó bán hết, mức cao lập tức được áp dụng.
Khi nhu cầu di chuyển cận ngày gia tăng, giá vé thường cao hơn. Tất cả phụ thuộc vào cung - cầu. Chìa khóa để đảm bảo hành khách mua được vé thấp nhất là lên kế hoạch trước và đặt sớm.
- Nhìn lại chặng đường 21 năm điều hành hãng bay, điều gì khiến ông nhớ và tự hào nhất?
- Tôi luôn mơ ước tạo ra chuyến bay giá cả phải chăng cho đại đa số người châu Á. Trong tự truyện Flying High, tôi thuật lại hành trình mua một hãng bay đang thất bại với giá tượng trưng chỉ một ringgit, rồi biến nó thành một trong những hãng hàng không giá rẻ lớn nhất và hàng đầu thế giới suốt 21 năm qua.
Mỗi hãng hàng không mới thành lập đều phải đối mặt thách thức và có nhiều trở ngại cần vượt qua, nhờ vậy mới trở nên mạnh mẽ, thành công. Có quá nhiều điều tôi nhớ, tự hào trong chặng đường dài ấy. Chỉ với 2 máy bay ban đầu, hiện chúng tôi có hơn 200 chiếc, tương lai sẽ là 300 chiếc cùng 150 điểm đến. Trong hai năm, chuyển hướng từ một hãng hàng không thành OTA hàng đầu, với nền tảng du lịch và phong cách sống kỹ thuật số một cửa ở ASEAN. Cột mốc đặc biệt với chúng tôi là đưa tất cả nhân viên ngưng hoạt động vì Covid-19 trở lại làm việc.
Hiếu châu