Poseidon Slot

Mua vàng được... "bạc"Chị Nguyễn Thị Mỹ Chi (Q. bàn trang điểm ngồi bệt

【bàn trang điểm ngồi bệt】Mua vàng hay gửi tiết kiệm?

Mua vàng được... "bạc"

Chị Nguyễn Thị Mỹ Chi (Q.Bình Thạnh,ànghaygửitiếtkiệbàn trang điểm ngồi bệt TP.HCM) mua 1 lượng vàng từ gần 2 năm trước với giá 57 triệu đồng. Đây là toàn bộ số vốn mà chị tích cóp được sau 4 năm ra trường. Giờ vàng lên 69 triệu đồng/lượng, giúp chị Chi lời hơn chục triệu khiến chị mừng rơn. "Em có tính lời lóm gì đâu, có tiền gửi mẹ ở quê, mẹ mua vàng cất giữ hộ. Ai ngờ giờ lại lời hơn chục triệu, em vui lắm", chị Chi nói.

Nhưng vàng vốn "bạc", người không chủ ý thì giá tăng cũng chẳng sao, với những người đầu tư lướt sóng thì ngược lại. Từ nhiều tháng nay, chị Nguyễn Anh (Q.7, TP.HCM) cứ nhắc đến vàng là kêu trời. Trước đây, ngày nào chị Nguyễn Anh cũng theo dõi giá vàng tăng hay giảm rồi mua vào bán ra liên tục "kiếm tiền chợ". Thế nhưng trong năm nay, chị thất bại với "môn thể thao" này.

Mua vàng hay gửi tiết kiệm? - Ảnh 1.

Người giữ vàng không lợi bằng gửi tiết kiệm

Ngọc Thắng

"Tôi mua được 10 lượng vàng hồi đầu năm với giá 67 triệu đồng/lượng. Qua đến tháng 3 đã lỗ ngay 12 triệu đồng. Đi buôn thì cũng có khi lỗ, nhưng nếu lỗ vàng thì không đáng sợ, cứ để đó rồi giá cũng tăng. Tôi nghĩ thế nên mặc kệ. 2 tháng sau, giá vàng thế giới tăng vọt lên mức cao lịch sử 2.073 USD/ounce. Thấy giá tăng hơn 220 USD/ounce so với thời điểm mua vào, tôi tính chốt lời nhưng xem giá vàng miếng SJC tôi mới bật ngửa vì vẫn bị lỗ 400.000 đồng/lượng", chị Nguyễn Anh kể, chưa hết bức xúc.

Nghịch lý mà chị Nguyễn Anh gặp phải cũng là rủi ro của thị trường vàng trong nước. Giá kim loại quý quốc tế tháng 5 ghi nhận mức tăng nhanh nhưng giá vàng miếng SJC gần như ít thay đổi. Sau gần 8 tháng thì giá vàng hiện về "bờ" khi các công ty kinh doanh vàng mua vào ở mức giá 67 triệu đồng/lượng. Đến giữa tháng 9, vàng SJC đạt mức 69 triệu đồng/lượng, nếu bán ra chị Nguyễn Anh lời được khoảng 13 triệu đồng. "10 lượng vàng lời 13 triệu đồng trong vòng 8 tháng, chẳng đáng vào đâu. Nếu gửi tiết kiệm từ đầu năm với lãi suất khoảng 9 - 10%/năm thì tiền lãi cùng tầm 45 - 50 triệu đồng", chị so sánh.

Những người mua vàng miếng SJC trong năm 2023 đều lỗ nhiều hơn lời. Tính đến giữa tháng 9, giá vàng miếng SJC đã tăng gần 3% so với đầu năm, tức tăng khoảng 2 triệu đồng/lượng. Giá mua vào vàng miếng SJC ở mức 68,3 triệu đồng/lượng, bán ra gần 69 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, kim loại quý trên thị trường quốc tế có mức tăng mạnh hơn, lên 100 USD/ounce, tương ứng tăng 5,5%, đạt 1.925 USD/ounce. Thế nhưng nếu so với thời điểm đạt mức kỷ lục hồi tháng 5, giá vàng quốc tế hiện đã giảm 8%, gần 160 USD/ounce. Điểm lạ là vàng miếng SJC tăng gần 1,8 triệu đồng/lượng so với tháng 5, tương ứng mức tăng 2,6%. Đối với nhà đầu tư lựa chọn mua vàng nhẫn 4 số 9 (cùng chất lượng vàng miếng SJC) thì có mức lời cao hơn vàng miếng SJC. So với đầu năm, vàng nhẫn tăng giá cao hơn so với vàng miếng, lên mức 3,5 triệu đồng, tương ứng 6,4%. Mỗi lượng vàng nhẫn mua vào từ đầu năm với mức giá 54 triệu đồng thì nay lời được 2,5 triệu đồng.

"Có lời là phúc rồi, vàng mấy năm nay lướt sóng là sập sóng", một nhà đầu tư kết luận. Còn nhiều người thì ví von, mua vàng thì được bạc, nhưng mà là... bạc mặt!

Louise Street, chuyên viên nghiên cứu thị trường tại WGC:

Nhiều ngân hàng trung ương tăng mua vàng

Nhu cầu vàng của các ngân hàng trung ương đạt mức kỷ lục và đã kiểm soát thị trường vàng trong năm vừa qua, mặc dù tốc độ tăng chậm hơn trong quý 2/2023. Xu hướng mua vàng của ngân hàng trung ương đã thể hiện tầm quan trọng của vàng như một tài sản trú ẩn an toàn trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị và điều kiện kinh tế đầy thách thức đang diễn ra trên toàn thế giới. Đánh giá tình hình nửa cuối năm 2023, suy thoái kinh tế có thể mang đến cơ hội tăng giá cho vàng, từ đó củng cố thêm vị thế của vàng như một tài sản trú ẩn an toàn. Trong tình huống này, nhu cầu từ các nhà đầu tư và ngân hàng trung ương sẽ hỗ trợ giá vàng, giúp bù đắp cho sự sụt giảm trong nhu cầu mua sắm trang sức và thiết bị công nghệ của người tiêu dùng.

Dòng vốn rời bỏ vàng tăng cao

Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu nhận xét vàng trong nước tương đối ổn định và dao động quanh mức giá 66 - 68 triệu đồng/lượng trong năm 2023, không bị tác động nhiều từ bên ngoài. Có thời điểm giá vàng thế giới tăng đến 14% nhưng trong nước lại không tăng nhiều. Chẳng hạn, thời điểm tháng 5, giá quốc tế đạt mức kỷ lục 2.073 USD/ounce, vàng miếng SJC cũng chỉ nhỉnh hơn đầu năm một chút khi lên 66,6 - 67,2 triệu đồng/lượng. Mức này còn thấp hơn cả giá trước ngày vía Thần tài (cuối tháng 1.2023) là 67,3 - 68,6 triệu đồng/lượng.

"Chơi vàng không có lợi trong năm 2023", ông Nguyễn Trí Hiếu kết luận và phân tích: Có nhiều yếu tố bất lợi cho giá vàng trong nước, đó là sự không liên thông với giá thế giới, không biến động cùng chiều nên việc dự báo càng trở nên khó khăn hơn đối với nhà đầu tư. Nắm giữ vàng càng thêm rủi ro bởi chênh lệch giữa giá mua và bán ở mức cao từ vài trăm ngàn đồng đến cả triệu đồng mỗi lượng khiến người mua phải ôm ngay lỗ thường trực. Chính vì sự mất liên thông nên trong những lúc giá vàng thế giới tăng mạnh thì trong nước vẫn chậm rãi khiến mức tăng không đủ bù cho chênh lệch giữa giá mua và bán vàng duy trì từ 700.000 - 1 triệu đồng/lượng trong suốt năm qua. Đó là chưa kể người Việt phải mua vàng với giá cao hơn thế giới khoảng 12 triệu đồng/lượng. Lợi nhuận từ vàng không nhiều mà rủi ro cao nên nhiều người không tìm kiếm đến vàng là điều dễ hiểu.

Vàng thế giới lập kỷ lục

Giá kim loại quý tăng từ mức tối thiểu 1.160 USD/ounce vào mùa hè năm 2018, lên mức đỉnh kỷ lục gần 2.073 USD/ounce vào tháng 5 năm nay, phá vỡ mức kỷ lục đạt hồi tháng 8.2020 ở mức 2.063,56 USD/ounce. Vàng trở thành tài sản có sức hấp dẫn bởi có lúc tăng 13,5% so với đầu năm. Nhiều yếu tố đã hỗ trợ giá vàng, đó là bất ổn chính trị, các biện pháp trừng phạt và đóng băng dự trữ vàng và ngoại hối của Nga trên các tài khoản ở các ngân hàng châu Âu và Mỹ; cuộc khủng hoảng ngân hàng Mỹ… 

Tuy nhiên, cuộc chiến chống lạm phát kéo dài của Mỹ đã khiến đà tăng giá của vàng bị kìm lại. Lạm phát của nền kinh tế Mỹ xảy ra vào tháng 7.2022, khi lên tới 9,1% đã kích hoạt cho Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) kéo dài chuỗi tăng lãi suất từ năm 2022 qua 2023 đạt mức cao nhất trong vòng 20 năm trở lại đây khi lên 5,25 - 5,5%/năm. Đến giữa năm 2023, lạm phát tại Mỹ đã giảm xuống còn 3%. Thêm vào đó, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng lên đã thu hút dòng vốn đầu tư. Với lãi suất cao, mức độ chấp nhận rủi ro của các nhà đầu tư vào vàng giảm đi.

Ông Huỳnh Trung Khánh, Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, đồng quan điểm khi cho rằng giá vàng trong nước diễn biến "kỳ lạ" là do không liên thông với thế giới. Nguyên nhân giá vàng trong nước quy đổi còn bị tác động bởi tỷ giá. Thêm vào đó, nguồn nguyên liệu vàng để chế tác nữ trang không có, nguồn cung vàng hiếm dẫn đến giá vàng trong nước nhiều năm nay đắt hơn thế giới tới 12 triệu đồng/lượng. Đó là nguyên nhân khiến dòng vốn rời bỏ vàng ngày càng nhiều.

Kinh doanh vàng trên 40 năm, ông Trương Cẩm Cường (chủ tiệm vàng lâu năm trên địa bàn Q.8, TP.HCM) cho biết chưa năm nào rảnh như năm nay. "Thị trường ế quá, tôi không biết phải làm gì cho hết ngày. Khách vắng, nhiều tiệm vàng cũng đóng cửa, trả mặt bằng. Tôi mở tiệm vàng ngay tại nhà, không mất tiền thuê mặt bằng, cầm cự được nhưng cũng không dám mua vàng về bán, có bao nhiêu bán bấy nhiêu thôi. Tiệm vàng bán lẻ vắng khách, đơn vị sản xuất vàng (nhà chành) cũng thê thảm. Có đơn vị lâu năm cũng tính đến việc đóng cửa không sản xuất nữa dù có mạng lưới bỏ sỉ lớn tại TP.HCM và cả các tỉnh thành khác", ông Cường cho hay.

Báo cáo Xu hướng nhu cầu vàng của Hội đồng Vàng thế giới (WGC) xác nhận thêm tình trạng này. Cụ thể, nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam đối với vàng trong quý 2/2023 giảm 9%, từ 14 tấn vào quý 2/2022 xuống còn 12,7 tấn. Sự suy giảm này chủ yếu do nhu cầu tiêu thụ vàng thỏi và xu vàng giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái, từ 9,6 tấn xuống còn 9,1 tấn. Điều tương tự cũng xảy ra với mảng vàng trang sức khi nhu cầu giảm từ 4,5 tấn xuống còn 3,7 tấn, cho thấy mức giảm 18% so cùng kỳ.

Ông Shaokai Fan, Giám đốc điều hành khu vực châu Á - Thái Bình Dương (không bao gồm Trung Quốc) và Giám đốc Ngân hàng Trung ương toàn cầu tại WGC, cho biết: "Tương tự các thị trường khác thuộc khu vực ASEAN, nhu cầu vàng của người tiêu dùng tại Việt Nam cũng giảm trong quý này. Sự suy giảm kinh tế Việt Nam trong hai quý liên tiếp đã tác động đến tâm lý thị trường và nhu cầu tiêu thụ trang sức. Nhu cầu mua vàng thỏi và xu vàng cũng bị hạn chế do tính thanh khoản thấp, chịu tác động từ sự suy thoái của thị trường chứng khoán và bất động sản".

Gửi tiết kiệm thống trị kênh đầu tư

Trong khi vàng, bất động sản thất thế thì tiết kiệm thống trị bảng xếp hạng các kênh hút tiền trong năm 2023 khi đạt mức đỉnh vào đầu năm và giảm dần kể từ quý 2 trở đi, nhưng được đánh giá là kênh an toàn và hiệu quả. Lần đầu tiên, lượng tiền gửi dân cư vượt con số 6 triệu tỉ đồng vào tháng 1 và cao hơn cả lượng tiền gửi của tổ chức kinh tế. Tiền gửi dân cư không ngừng gia tăng những tháng sau đó, ngay cả khi lãi suất giảm, đưa tiết kiệm trở thành kênh hút tiền mạnh nhất trên thị trường.

Mua vàng hay gửi tiết kiệm? - Ảnh 4.

Lý do, theo ông Nguyễn Trí Hiếu, kênh gửi tiết kiệm ngân hàng vừa an toàn, vừa hưởng lợi cao hơn so với vàng. Đầu năm 2023, nhiều ngân hàng huy động lãi suất ở mức 10%/năm (có nơi huy động 11 - 13%/năm), nên những người gửi tiền kỳ hạn 1 năm thì nay vẫn còn được hưởng mức lãi cao này. Đến thời điểm hiện nay, lãi suất huy động giảm xuống 6%/năm, nếu mức lạm phát trong 1 năm tới xuống khoảng 2% thì người gửi tiền vẫn có lợi. Trong trường hợp lạm phát giữ ở mức 4% thì vẫn còn dương 2% và tiền gửi vẫn có mức độ an toàn cao. Trong khi giá vàng tăng từ đầu năm đến giữa tháng 9 chưa đến 3%, nếu trừ đi lạm phát 4% thì xem ra bị âm khi đầu tư vào vàng.

Đồng quan điểm, ông Huỳnh Trung Khánh khẳng định, giữ vàng trong năm 2023 không lợi bằng gửi tiết kiệm. Đầu tư vào vàng không hẳn lúc nào cũng lời, có khi còn lỗ nặng. "Vàng chỉ mang tính phòng ngừa, hầm trú ẩn an toàn là chính. Khái niệm "hầm trú ẩn an toàn" của vàng không những lúc lạm phát tăng cao mà còn liên quan đến những biến động bất ổn về địa chính trị, khủng hoảng tài chính… Có những vụ việc căng thẳng, chẳng hạn như xung đột Nga - Ukraine không lường trước được những diễn biến của nó như thế nào. Quá khứ đã có những sự kiện bất ngờ xảy ra, vàng vẫn giữ được giá trị, trong khi tiền, chứng khoán bị mất giá. Chính vì vậy, mua vàng là cược giá tăng lên, trong khi gửi tiết kiệm thì chắc chắn là có lãi", ông Khánh dẫn chứng.

Mua vàng hay gửi tiết kiệm? - Ảnh 5.

Lãi suất tiết kiệm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi

Ngọc Thắng

Để minh chứng, chuyên gia này dẫn ví dụ, nhiều dự báo cho rằng đến cuối năm vàng tăng lên mức 2.000 USD/ounce, tương đương mức tăng 4% so với hiện nay. Nếu tính quy đổi, tương ứng vàng miếng SJC vào khoảng 71,5 triệu đồng/lượng, tăng 2,5 triệu đồng so với giá ở thời điểm giữa tháng 9. Nhưng đó là dự báo, mà dự báo thì có thể đúng, có thể trật, nghĩa là cũng có thể vàng sẽ quay đầu giảm. Trong khi gửi tiết kiệm lãi suất là 6%/năm, từ nay đến cuối năm còn khoảng 3 tháng thì mức lãi tiết kiệm khoảng 1,5%, gửi 1 tỉ đồng nhận được tiền lãi khoảng 15 triệu đồng. Số lãi này dù ít nhưng chắc chắn người gửi tiền được nhận. Tuy nhiên, ông Khánh cũng cho rằng trong danh mục đầu tư của mỗi người nên có ít nhất 15 - 20% là vàng. 

3 kịch bản đối với thị trường vàng trong nửa cuối năm 2023

Kịch bản 1: Bất chấp lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt, vàng có thể vẫn được ưa chuộng vào năm 2023, do USD suy yếu, lợi suất trái phiếu ổn định.

Kịch bản 2: Nếu tình hình suy thoái kinh tế trở nên nghiêm trọng hơn, vàng sẽ có hiệu suất tốt hơn nhờ vai trò của vàng như một tài sản trú ẩn an toàn trong bối cảnh khả năng biến động thị trường đang gia tăng cùng với nhu cầu tránh rủi ro của nhà đầu tư.

Kịch bản 3: Thị trường vàng có thể phải đối mặt với khó khăn nếu ngân hàng trung ương thắt chặt tiền tệ nhiều hơn dự đoán, làm tăng chi phí cơ hội khi trữ vàng.(Nguồn: WGC)

Mua vàng hay gửi tiết kiệm? - Ảnh 7.

 

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap